UPI DA NANG

Website đang cập nhật nâng cấp.

Công bố đồ án quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông

12.12.2023

Quy mô dự án có tổng diện tích khoảng 6.644 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 484.000 người, trong đó: dân số thường trú khoảng 422.500 người, dân số quy đổi khoảng 61.500 người.

Định hướng chính của đồ án: 

- Định hướng kết hợp với các đặc trưng hiện có và tăng cường đặc trưng sông nước thông qua các không gian công cộng được kết nối với sông, biển.

- Cải tạo và tái thiết trung tâm khu đô thị hiện hữu, phát triển thương mại, dịch vụ, bổ sung hạ tầng xã hội, tiện ích đô thị.

- Phát triển đất đơn vị ở kết hợp thương mại dịch vụ, đất sử dụng hỗn hợp tại khu vực ven sông, ven biển để khuyến khích phát triển dịch vụ du lịch, thương mại.

- Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng (An Đồn) để tái phát triển đô thị, hình thành khu trung tâm kinh doanh thương mại (CBD) mới và là điểm nhấn của phân khu.

- Tái thiết đô thị khu nhà ga đường sắt cũ thành đất sử dụng hỗn hợp và công viên cây xanh.

- Quy hoạch khu quảng trường trung tâm tại khu vực Thành Điện Hải kết nối ra sông Hàn.

- Nâng cấp khu Công viên phần mềm số 1 và hình thành mới khu Công viên phần mềm số 2 tại khu vực đầu cầu Thuận Phước.

- Hình thành tuyến phố tài chính với trọng điểm là dự án Tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí tổng hợp trên đường Võ Văn Kiệt.

- Hoàn thành khu sân golf VinaCapital Đà Nẵng.

- Chuyển đổi dần Cảng Tiên Sa sang chức năng Cảng du lịch biển.

- Chuyển đổi một phần Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (Thọ Quang) sang phát triển thương mại dịch vụ (sử dụng hỗn hợp).

- Quy hoạch khu Bảo tàng sống là khu vực đô thị truyền thống với các con đường có quy mô phù hợp các kiệt, hẻm sôi động cuộc sống đường phố và Đình làng Hải Châu để giới thiệu về lịch sử và lối sống đô thị tại Đà Nẵng. Đồng thời, khu Bảo tàng sống sẽ trở thành một điểm đến du lịch độc đáo cho phép du khách trải nghiệm phong cách sống trong quá khứ và hiện tại của người dân địa phương. Giới hạn bởi các đường Hùng Vương – Phan Châu Trinh – Hoàng Diệu – Lê Đình Dương – Triệu Nữ Vương – Trần Bình Trọng – Ngô Gia Tự gắn với tuyến Trục thương mại: Chợ Hàn – Hùng Vương – Chợ Cồn.

- Xây dựng công viên APEC mở rộng kết nối với phố đi bộ Bạch Đằng và công viên đầu cầu Nguyễn Văn Trỗi.

- Quy hoạch khu công viên cây xanh kết hợp công trình công cộng tại khu vực đài phát sóng An Hải.

- Khai thác các công trình văn hóa tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn để thu hút khách du lịch.

- Phát triển nút văn hóa tại khu vực Tiên Sơn quận Hải Châu, trọng tâm là Công viên Châu Á.

- Công viên chuyên đề phía Nam bán đảo Sơn Trà: Việc xác lập quy mô diện tích chính xác sẽ xem xét trong các bước tiếp theo, đảm bảo quy định về pháp lý, tài chính, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, giảm thiểu tác động môi trường đối với sự phát triển chung, lâu dài và bền vững của Thành phố; đảm bảo hài hòa lợi ích các bên.

- Điều chỉnh khu vực Cồn Mân Quang sang phát triển hỗn hợp với mục đích chính du lịch.

- Điều chỉnh khu vực dự án THAT sang sử dụng hỗn hợp mục đích chính phục vụ công cộng.

- Quy hoạch Công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn.

- Quy hoạch Khu tổ hợp công trình phục vụ Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng.

- Phát triển các tuyến du lịch đường sông từ Cảng du lịch Tiên Sa dọc theo sông Hàn, sông Cổ Cò, đi Hội An. Phát triển tuyến du lịch đường biển từ Cảng du lịch Tiên Sa qua biển Đông ra Cù Lao Chàm.

- Tăng cường các không gian công cộng ven sông, ven biển. Quản lý chặt chẽ hình thức kiến trúc các công trình ven sông, biển.

- Điểm nhấn không gian là không gian ven sông Hàn, Vịnh Đà Nẵng, bờ Đông và danh thắng Ngũ Hành Sơn.

- Công trình kiến trúc đặc biệt: Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng (42 Bạch Đằng).

Hồ sơ công bố đồ án được đính kèm tại đường link sau:

https://drive.google.com/drive/folders/1xdeF5g1JI4ZKHsPTgsk6x1EWRXMKXL1p?usp=sharing